Chào mừng bạn đến với http://mayhandientuchatluong.blogspot.com/
Mối hàn inox bị đen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: lỗi về chỉnh dòng hàn, chỉnh lượng khí, tư thế hàn… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này qua bài viết!
Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến mối hàn inox bị đen:
Khí bảo vệ ra ít: Vì nếu khí bảo vệ khi hàn ra ít, sẽ không đủ để thổi cho mối hàn bóng được, dẫn đến đen mối hàn. Vì vậy, trong quá trình hàn, người thợ hàn cần chỉnh khí cho lượng ra vừa đủ.
Kìm hàn tù, chưa được mài nhọn: Kìm hàn trong quá trình hàn phải được mài nhọn, nếu để tù thì dẫn đến không tập trung nhiệt vào một điểm, dẫn đến là mối hàn inox bị đen và có rỗ khí.
Tư thế hàn chưa đúng chuẩn: Tư thế hàn của người thợ hàn không đúng chuẩn là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng mối hàn.
Ngoài ra, còn có các yếu tố bên ngoài tác động vào chất lượng mối hàn như gió thổi sẽ làm lệch khí, khiến khí ra không tập trung vào một điểm trên mối hàn, dẫn đến dễ bị đen mối hàn. Vì vậy khi hàn, cần tránh hướng gió thổi trực tiếp vào khi thao tác.
Dưới đây là những lưu ý về cách hàn inox không bị đen trong việc hàn inox nói chung và hàn inox mỏng nói riêng.
Khí bảo vệ cho mối hàn Tig không bị đen là Argon, đặc biệt là khi hàn inox mỏng. Tuy nhiên, khi hàn inox lớn và dày, nên sử dụng hỗn hợp 25% Argon + 75% Heli, dòng khí này sẽ bảo vệ mối hàn dày tốt hơn, tăng nhiệt lượng hồ quang do đó cải thiện chiều sâu thấu.
Thợ hàn cần căn cứ theo độ dày, mỏng của inox mà sẽ chỉnh lưu lượng khí ra phù hợp, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều. Nếu quá nhiều gây ra dư khí, tốn kém còn nếu quá ít mối hàn sẽ không đảm bảo. Bạn có thể thử nghiệm trước để đánh giá lượng khí bao nhiêu là phù hợp với độ dày inox cần hàn.
Theo như kinh nghiệm của những người thợ hàn Tig lành nghề đi trước, họ thường chỉnh khí bằng cách vặn van khoảng nửa vòng. Lúc này con bi sẽ nhảy lên mức 5.
Trong quá trình hàn Tig inox, nếu thấy có hiện tượng mối hàn bị đen, lỗ chân kim thì nên kiểm tra đầu kìm hàn, nếu bị tù cần tiến hành mài nhọn. Khi sử dụng mũi kìm hàn nhọn để hàn sẽ không có những hiện tượng trên. Kìm hàn nên lòi ra khỏi súng hàn khoảng 3 – 5mm.
Có thể sử dụng máy mài 2 đá để mài nhọn kìm hàn, sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà lại đạt hiệu quả cao.
Đây cũng là yếu tố rất quan trọng khi hàn Tig inox để đảm bảo mối hàn không bị đen, có tính thẩm mỹ cao. Đối với vật hàn dày mà chỉnh dòng hàn nhỏ quá thì mối hàn không ăn chắc; hàn inox mỏng mà chỉnh dòng hàn lớn thì sẽ dẫn đến cháy mối hàn.
Tùy vào từng loại máy hàn, kim hàn và độ dày vật hàn mà sẽ điều chỉnh dòng hàn khác nhau. Vì vậy, chỉnh dòng hàn phù hợp nhất vẫn cần bạn phải tự thực nghiệm, đánh giá để có được kinh nghiệm nhất định trong việc điều chỉnh dòng hàn cho từng bề dày inox cụ thể.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo như sau, để từ đó đưa ra được cách chỉnh phù hợp:
Kim hàn 0.5 ly, nên chỉnh dòng hàn ~30A.
Kim hàn 1 ly, nên chỉnh dòng hàn ~100A.
Kim hàn 1.5 ly, nên chỉnh dòng hàn ~120A.
Kim hàn 2 ly, nên chỉnh dòng hàn ~150A.
Sau khi bóp cò súng, không được vội nhấc súng hàn ra khỏi mối hàn, bởi lúc này khí chưa kịp ra bảo vệ cho mối hàn đó mà bạn đã vội nhấc ra sớm như vậy thì mối hàn không chỉ bị đen mà còn có lỗ khí.
Vì vậy, khi hàn không nhấc kìm hàn ra vội, nên giữ lại khoảng (1/3 giây) và khi nhấc thì nhấc lên một chút thôi, đừng nhấc hẳn ra khỏi mối hàn. Khi đó, mối hàn sẽ được khí ra bảo vệ hoàn chỉnh và mối hàn inox không bị cháy đen và rỗ khí nữa. Khi bạn hàn quen, thành thạo thì đẩy nhanh được tốc độ lên. Nên đặt súng hàn nghiêng một góc 45 độ so với hướng di chuyển.
Trên đây là những thông tin về mối hàn inox bị đen và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét