Chào mừng bạn đến với http://mayhandientuchatluong.blogspot.com/
Đối với những ai lao động trong ngành cơ khí, đặc biệt là hàn tiện thì cơ thể của người thợ hàn phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Bởi lẽ họ thường xuyên làm việc và tiếp xúc với các chất độc hại đến từ khói hàn. Và để trả lời chi tiết cho thắc mắc Hơi khói hàn có độc không? và có những cách nào phòng tránh tác hại của khói hàn? Cùng tìm hiểu ngay.
- Khói hàn được tạo nên từ các phân tử nhỏ li ti và hình thành từ sự bay hơi của các kim loại hay chất hàn khi nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khi nguội lại, lượng hơi ngưng tụ và phản ứng với oxy có ở trong không khí, hình thành nên phân tử nhỏ mịn
- Các loại máy hàn CO2 thông thường đều sinh ra lượng khói hàn lớn mà người thợ phải tiếp xúc trực tiếp trong một khoảng thời gian dài khi làm việc.
- Hầu hết lượng khói sinh ra sẽ bị thiêu đốt và các phân tử càng bé thì càng gây nhiều nguy hiểm hơn. Ngoài ra, trong quá trình hàn còn sản sinh các loại khí khác gây nên sẽ nguy hiểm nếu như không được thông gió trong nhà xưởng.
- Trong quá trình sử dụng máy hàn CO2 thì khí Crom được hình thành. Khí Crom này vô cùng độc hại và có thể làm tổn thương đến các bộ phận da, mắt, mũi, họng, phổi.... và các bộ phận khác liên quan đến hệ hô hấp.
- Việc tiếp xúc thường xuyên với khói hàn gây tổn hại đến đường hô hấp, suy hô hấp và các bệnh khác như là ung thư phổi, thanh quản... Người lao động khi gặp các triệu chứng trên cần di chuyển ra nơi thoáng khí và tìm đến phòng y tế để có thể điều trị thích hợp và kịp thời.
- Không hàn ở các địa điểm gần các chất tẩy, dầu mỡ hoặc có hóa chất độc hại, nhiều khả năng cháy nổ, nhiệt độ cao và tia hàn có thể làm bay hơi các hóa chất, gây ảnh hưởng đến người lao động.
- Cần làm sạch các kim loại được mạ ở trên bề mặt như là chì, kẽm, cadmium...
- Sử dụng chất độn và điện cực hàn giúp hạn chế khí gây độc hại.
- Trang bị đồ dùng, quần áo bảo hộ, dùng khẩu trang phù hợp khi sử dụng máy hàn, đặc biệt là máy hàn CO2
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét