Chào mừng bạn đến với http://mayhandientuchatluong.blogspot.com/
Hàn lưới B40 không quá khó, chỉ cần nắm vững các điều kiện và những lưu ý dưới đây, cùng tìm hiểu!
Hàn lưới không quá phức tạp nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian và để thực hiện, các bạn cần chuẩn bị máy hàn điện tử, cụ thể là máy hàn que - thiết bị hàn dân dụng, phổ biến nhất hiện nay mà các thợ hàn đang sử dụng.
Tùy và loại lưới B40, mà sẽ dùng que 2.5 hoặc 3,2mm, đối với lưới mỏng, chỉ cần dùng que 2.5mm là đủ, còn lưới dày muốn chắc chắn hơn dùng que 3.2mm.
Bước 1: Làm khung cửa
Đo đạc kích thước chuẩn xác để chuẩn bị các thanh sắt có chiều dài, chiều cao đúng với yêu cầu. Sau đó xếp và hàn khung cửa, đảm bảo mối hàn ăn chắc vào nhau.
Bước 2: Cố định khung lưới B40 lên
Sau khi đã gia cố phần khung cửa, bạn tiến hành căng lưới B40 cụ thể như sau:
- Sử dụng nhiều dây kẽm để buộc cố định lưới B40 vào một đầu của khung cửa.
- Sau đó tiến hành căng lưới B40 cho hết cỡ rồi luồn ống phi 10 vào lưới B40 ở đầu bên kia, tiếp tục dùng dây kẽm cột cố định.
- Sau khi đã có thanh thép cố định, các bạn gỡ những sợi dây thép mà mình đã cố định trước đó.
Sau khi đảm bảo được khung lưới B40 đã cân đối, chúng ta sẽ bước tiếp công đoạn hàn lưới. Và dưới đây là những lưu ý khi hàn lưới B40 ai cũng phải biết:
Dùng kìm ghì lưới xuống khung lưới cho sát mép rồi mới hàn, mục đích để mặt lưới sau khi hàn luôn bằng phẳng.
Vì lưỡi kẽm dễ nóng chảy, nên khi hàn tốt nhất bạn nên thực hiện hàn chấm bon, không chấm que quá lâu trên một mối hàn, vì dễ bị dứt lưỡi. Tốt nhất nên hàn chấm 4 lần/mối hàn, lần thứ 1 là chấm vào sợi kẽm cho nóng lên; lần thứ 2 là chấm que quẹt vào sắt hộp, trong đó 3 phần đầu que nghiêng về sắt còn 2 phần của đầu que nghiêng về sợi kẽm; lần thứ 4 (cuối cùng) bạn chấm ở giữa vùng 2 lần hàn chấm trước đó.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét