Chào mừng bạn đến với http://mayhandientuchatluong.blogspot.com/
Kỹ thuật hàn gang được sử dụng phổ biến trong sửa chữa các vật dụng, máy móc, sửa chữa sản phẩm bị lỗi sau khi đúc, mà không được dùng để kết nối các chi tiết riêng rẻ với nhau như hàn nhôm, sắt hay inox… Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này. mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
- Gang nhạy cảm với nhiệt nên dễ thay đổi về tổ chức trong quá trình hàn và quá trình nguội sau hàn. Do tốc độ nguội của gang nhanh nên mối hàn và vùng kim loại liền kề dễ hình thành tổ chức gang trắng, dễ gây nứt mối hàn.
- Các sản phẩm làm từ gang rất đa dạng về thành phần hóa học và tổ chức. Nên khi hàn gang, rất khó để xác định chính xác chế độ hàn cũng như chế độ gia công nhiệt.
- Ở thể lỏng, gang có tính chảy loãng cao, dẫn đến khó hàn ở các tư thế nào khác hàn sấp.
- Khả năng biến dạng dẻo của gang thấp.
- Loại quy trình hàn áp dụng khi hàn gang
Quy trình nóng: Nung nóng trên nhiệt độ chuyên biến pha 600-650 0C và liên tục giữ nhiệt trong quá trình hàn. Sau khi hàn cần phải làm nguội chậm vật hàn trong lò hoặc bọc vỏ cách nhiệt.
Quy trình nguội: Hàn theo từng đoạn ngắn từ 2-3 cm sau đó để nguội đến khi chạm vào được mối hàn thì hàn tiếp. Trình tự hàn nên áp dụng theo phân đoạn nghịch hoặc hàn đối xứng.
- Vật liệu hàn
Vật liệu hàn gang cần có độ dẻo rất cao, cần lựa chọn vật liệu hàn gang phù hợp
Ngoài ra, cần chọn que hàn và chế độ hàn hợp lý, loại que hàn thường được sử dụng đó là que hàn đồng và que inox. Hàn tốt nhất khi dùng que hàn hợp kim niken đồng và dùng ngọn lửa cacbon hoá để có thể bù đắp lượng cacbon trong gang bị cháy.
Đối với bề mặt gang bị nứt.thì có thể tiến hành hàn bằng que hàn đặc biệt.
- Hàn gang cần thưc hiện trong môi trường cách ly với gió, để trong quá trình nung và hàn tránh được hiện tượng tách, nứt thêm.
- Do gang cứng và giòn, nên các vết nứt sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình sử dụng và hàn. Vì thế, để tránh vết nứt phát triểm, người ta thường khoan chặn 2 đầu của vết nứt trước khi hàn, sau đó hàn từ chỗ bắt đầu nhánh nứt cho đến chỗ chúng gặp nhau. cuối cùng là tiến hành hàn các vị trí lỗ khoan.
- Với các chi tiết lớn, ta có thể sang phanh sau đó gia công các lỗ ren, sau đó bắt các bu lông vào và cắt đi, cần để thừa ra từ 5 tới 10 mm để chút nữa ta sẽ hàn lên nó .
Nhờ có các đầu thừa, bulong nhô lên và ăn vào chi tiết nên quá trình hàn sẽ thuận lợi hơn và kết cấu hàn cũng tốt hơn, do lúc này ta hàn lên cả gang và thép mà thép thì dễ hàn.
- Với chi tiết có độ cứng vững cao nhưng vẫn có thể tiến hành nung nóng cục bộ thay vì nung nóng toàn bộ. Mục đích của nung nóng sơ bộ là giúp cho kim loại mối hàn và vùng kim loại liền kề có tốc độ nung và tốc độ làm nguội đồng đều, tránh hiện tượng nứt do ứng suất nhiệt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét