Chào mừng bạn đến với http://mayhandientuchatluong.blogspot.com/
Hàn leo còn được gọi là hàn đứng hay hàn 3G, đây là tư thế hàn khá khó và được sử dụng rất nhiều trong khi thực hiện các kỹ thuật hàn, sửa chữa tại nơi làm việc. Để tiến hàn hàn với tư thế này, mời bạn đi sâu tìm hiểu các thông tin cơ bản về kỹ thuật hàn leo ngay sau đây.
Phương pháp hàn đứng là một trong những tư thế hàn được đánh giá rất khó. Khi hàn đứng, do chịu tác động trọng lực, kim loại lỏng dễ bị chảy ra vũng hàn, vũng hàn nằm trên mặt phẳng đứng nên mối hàn khó hình thành. Khi hàn đứng dễ xảy ra các khuyết tật hàn như đóng cục và chảy xệ. Khi hàn từ dưới lên thì mối hàn ít lẫn xỉ. Thao tác của người thợ hàn gặp nhiều khó khăn nhất là ở các chỗ vật hàn đặt thấp, người thợ cần chú ý an toàn vì kim loại lỏng có nguy cơ rơi xuống dưới.
- Để thực hiện kỹ thuật hàn leo, yêu cầu người thợ hàn đã có một chút kinh nghiệm về hàn, đã được học về tư thế hàn bằng, hàn ấp 1G.
- Lựa chọn que hàn và điều chỉnh dòng sao cho phù hợp, tránh để dòng quá cao hoặc thấp quá so với khuyến nghị của nhà sản xuất.
Để có được mối hàn chất lượng, thợ hàn cần lựa chọn kiểu dao động hàn phù hợp. Điều này phụ thuộc vào tay nghề của thợ cũng như khe hở, chiều dày của vật hàn.
Các dạng dao động cơ bản có thể kể đến: Dao động vuông, hình bán nguyệt, hình số 8, dao động hình răng cưa, hình khóa móc… Mỗi loại dao động đều đem lại các mục đích khác nhau thùy theo yêu cầu của mối hàn.
- Lựa chọn que hàn:
Có thể dùng que hàn có lớp thuốc bọc tương đối dày, đường kính nhỏ hơn 4mm.
- Dòng điện hàn:
Dòng điện khi hàn đứng điều chỉnh nhỏ hơn so với hàn bằng từ 10 - 15%.
- Cách hàn leo
Hàn từ dưới lên đối với các tấm dày và hàn từ trên xuống đối với tấm mỏng, chiều dài mối hàn không quá lớn (dùng que có lớp thuốc bọc mỏng).
Dao động ngang: nên dùng các kiểu dao động như đường thẳng, răng cưa, hình bán nguyệt, tam giác cân . Khi hàn thì nên sử dụng hồ quang ngắn và lúc đưa hồ quang đến hai cạnh thì dừng lại một chút để giảm nguy cơ cháy cạnh
Kết thúc đường hàn: Điểm kết thúc luôn mang vũng hàn lớn, tính chảy loãng cao, nên trước lúc ngắt hồ quang thì người thợ nên dao động kép lại 1 lần ở vị trí kết thúc để vị trí ngắt hồ quang có thể ổn định hơn. Như vậy có thể tránh bị co rút, gây nứt cục bộ ở vị trí này.
Đối với tư thế hàn leo, vũng hàn rất dễ bị chảy xệ và ngậm xỉ, cháy chân và rỗ bề mặt. Vậy nên đòi hỏi người thợ hàn cần đưa tay đều và dao động ổn định, biết nhìn vũng hàn, nhìn điểm nối và kết thúc mỗi khi thay que. Trên đây là các thông tin cơ bản về kỹ thuật hàn leo, hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn các thông tin hữu ích
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét